Ls Thái Văn Chung: Doanh nghiệp khốn đốn vì TAND quận Thủ Đức “ngâm án”

Trao đổi việc ông Nguyễn Hữu Diệu thắc mắc “việc tranh chấp (nếu có) phải được giải quyết bằng trọng tài chứ không phải tòa án”, luật sư Thái Văn Chung – Trưởng Văn phòng Luật Nguyên Giáp (thuộc Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh) cho biết: “Trong hợp đồng thương mại, kinh tế nếu hai bên có thỏa thuận về điều khoản chọn Trọng tài thương mại là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Trường THPT Thủ Đức bị nhà thầu thi công khởi kiện vì “chây ì” trả nợ tiền xây dựng trường. TAND quận Thủ Đức (TP. HCM) nhận thụ lý hồ sơ nhưng lại đem “ngâm án” hơn 2 năm không đưa ra xét xử, làm doanh nghiệp và các cơ quan chức năng lao đao.

Theo thông tin, dự án đầu tư sửa chữa và xây dựng mới một số phòng học trường THPT Thủ Đức ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM, được Sở Xây dựng TP HCM phê duyệt theo quyết định số 65/QĐ-SXD-KHĐT, ngày 27/05/2009.
Tổng kinh phí đầu tư được làm tròn là 36.587.452.000 đồng, lấy từ ngân sách thành phố và giao trực tiếp cho trường THPT Thủ Đức làm chủ đầu tư dự án.
Nhà thầu xây dựng (Liên danh Công ty TNHH xây dựng Quang Đức và Công ty cơ khí xây dựng dịch vụ Linh Trung trúng thầu) thực hiện thi công và hoàn thành công việc của mình.

Trường THPT Thủ Đức
Ngày 19/5/2012, công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng, các em học sinh có phòng mới, trường mới để học tập. Công trình được các đơn vị tư vấn QLDA, tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát thi công kiểm tra đồng ý khối lượng công việc và ký xác nhận vào hồ sơ hoàn công.
Tuy nhiên, đến nay, đã hơn 3 năm, công trình vẫn chưa thể hoàn công bởi đại diện chủ đầu tư (Tức Hiệu trưởng trường THPT Thủ Đức) không chịu ký vào hồ sơ thanh quyết toán, buộc đơn vị thi công phải gửi đơn kiện đến Tòa án.
Được biết, tháng 8 năm 2013, đơn vị thi công nộp đơn khởi kiện và được Tòa án nhân dân quận Thủ Đức tiếp nhận hồ sơ. Trong quá trình giải quyết, Tòa án nhiều lần mời các đơn vị và cá nhân liên quan gặp nhau, trao đổi, bổ sung hồ sơ cũng như ủy quyền cho đơn vị kiểm toán độc lập kiểm tra về số liệu thực tế.
Vậy nhưng, ông Nguyễn Hữu Diệu – Hiệu trưởng trường THPT Thủ Đức (Đại diện chủ đầu tư) vẫn không hợp tác với tòa án, bởi lý do, như ông trao đổi với chúng tôi “Theo điều khoản trong hợp đồng, việc tranh chấp (nếu có) phải được giải quyết bằng trọng tài chứ không phải tòa án. Còn nếu Tòa án Thủ Đức muốn giải quyết thì phải đưa ra quyết định chứng minh đủ thẩm quyền.”
“Ngâm án”
Ý kiến của chủ đầu tư là thế, nhưng không hiểu sao, để sự việc kéo dài đến ngày 25 tháng 3 năm 2015, tức là hơn 20 tháng kể từ ngày nhận đơn kiện, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức mới có giải đáp thắc mắc của ông Nguyễn Hữu Diệu, đại diện chủ đầu tư bằng quyết định giải quyết khiếu nại số 13/TATĐ với nội dung: “Theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng số 32/2010/HĐTC ngày 26/3/2010, đôi bên lựa chọn “tranh chấp phải được giải quyết xong theo các quy tắc trọng tài của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam”.

Ý kiến của chủ đầu tư là thế, nhưng không hiểu sao, để sự việc kéo dài đến ngày 25 tháng 3 năm 2015, tức là hơn 20 tháng kể từ ngày nhận đơn kiện, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức mới có giải đáp thắc mắc của ông Nguyễn Hữu Diệu, đại diện chủ đầu tư bằng quyết định giải quyết khiếu nại số 13/TATĐ.
Tuy nhiên, việc các bên thỏa thuận Trọng tài giải quyết như trên là không cụ thể, vì trên thực tế không có tổ chức Trọng tài nào có tên như các bên đã lựa chọn”. “Như vậy Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thụ lý vụ án là đúng quy định”.
“Sự “chây ì” trả nợ của ông Diệu và chậm trễ giải quyết của Tòa án Thủ Đức, làm doanh nghiệp chúng tôi lao đao, ngưng hoạt động trong mấy năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống công nhân lao động” – ông Trần Quang Bá, Đại diện nhà thầu thi công cho biết.
Liên hệ với cơ quan quản lý liên quan, chúng tôi được đại diện Sở Xây dựng cũng như Sở Giáo dục & Đào tạo có chung câu trả lời, “Lãnh đạo thành phố chỉ đạo giải quyết triệt để sự việc. Hiện nay, chúng tôi đang chờ kết quả cuối cùng của Tòa án để xử lý”.
Trao đổi việc ông Nguyễn Hữu Diệu thắc mắc “việc tranh chấp (nếu có) phải được giải quyết bằng trọng tài chứ không phải tòa án”, luật sư Thái Văn Chung – Trưởng Văn phòng Luật Nguyên Giáp (thuộc Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh) cho biết: “Trong hợp đồng thương mại, kinh tế nếu hai bên có thỏa thuận về điều khoản chọn Trọng tài thương mại là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và điều khoản này rõ ràng, cụ thể không bị vô hiệu thì một bên có quyền yêu cầu cơ quan Trọng tài thương mại giải quyết khi có tranh chấp là đúng quy định, trong trường hợp này đương nhiên tòa án không can thiệp được, nhưng theo vụ việc này điều khoản trọng tài không rõ ràng, nên thỏa thuận đó là vô hiệu, tòa án giải quyết là đúng chức năng”.

luật sư thái văn chung
Luật sư thái văn chung

Còn về thời gian giải quyết vụ án, LS Chung cho hay: “Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 179 quy định về Thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 (tranh chấp trong vụ án này thuộc quy định tại Điều 25) của Bộ luật dân sự thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời hạn để đưa vụ án dân sự ra xét xử tối đa là 6 tháng kể từ ngày tòa án thụ lý. Trong vụ việc này tòa đã thụ lý hơn 01 năm nhưng chưa đưa vụ án ra xét xử là có dấu hiệu vi phạm quy định của Bộ luật tố tụng dân sự như đã nói trên. Trong trường hợp quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định nói trên thì đương sự có quyền viết đơn khiếu nại gửi đến Chánh án Tòa án nơi đang thụ lý giải quyết vụ án để yêu cầu xem xét giải quyết đúng theo quy định của pháp luật”.