Blog Trang 5

Ls Thái Văn Chung: Doanh nghiệp vận tải bị dồn đến chân tường

Trao đổi với PV, Luật sư Thái Văn Chung – tổng thư ký hiệp hội – cho rằng nếu áp dụng mức phí như đề xuất của Bộ GTVT là đẩy doanh nghiệp vào chân tường.

Báo Pháp luật Thành phố: Thứ Sáu, ngày 6/4/2012 – 14:24

Ngày 5-4, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đề nghị xem xét lại việc thu phí bảo trì đường bộ.

Trao đổi với PV, luật sư Thái Văn Chung – tổng thư ký hiệp hội – cho rằng nếu áp dụng mức phí như đề xuất của Bộ GTVT là đẩy doanh nghiệp vào chân tường.

Ông Thái Văn Chung – tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM – Ảnh: Minh Đức

* Thưa ông, vì sao Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM có văn bản kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét lại việc thu phí quỹ bảo trì đường bộ?

– Luật sư Thái Văn Chung: Vừa qua Chính phủ ban hành nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 3-3-2012 về thu phí quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực kể từ ngày 1-6-2012. Tuy chưa có thông tư hướng dẫn thi hành nhưng chúng tôi nhận định sắp tới các doanh nghiệp vận tải hàng hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chính thức áp dụng phí này nên tiếp tục có văn bản kiến nghị đến Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét lại một số nội dung cho phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Thứ nhất: Nhà nước phải kiểm soát được chi phí đầu tư vào đường bộ. Hiện nay chi phí đầu tư vào cầu, đường bộ ở Việt Nam quá cao, ví dụ việc đầu tư 1km đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương hết khoảng 8 triệu USD, số tiền này cao gấp 4-5 lần giá đầu tư 1km đường ở Mỹ!

Thứ hai: Nhà nước phải kiểm soát được chất lượng đường bộ. Nếu giá cả hợp lý, chất lượng đường phù hợp với các tiêu chuẩn thì theo tôi việc duy tu, bảo trì đường bộ sẽ ở mức rất thấp. Bởi vì không kiểm soát được chất lượng (đã có trường hợp thi công đổ nhựa nóng trên nền đất bùn) thì có khi tiền bỏ ra để duy tu, sửa chữa, bảo trì còn nhiều hơn tiền đầu tư mới.

* Vì sao hiệp hội cho rằng việc thu phí quỹ bảo trì đường bộ không công bằng?

– Tôi cho rằng cơ quan nhà nước đề xuất phương thức thu phí hằng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định tại nghị định này chưa bảo đảm được tính công bằng cho người nộp phí và sẽ tạo ra nhiều hệ lụy rất phức tạp. Cụ thể là: Thứ nhất: đối với nhóm xe cá nhân (môtô, xe du lịch), pháp luật hiện hành không hạn chế quyền sở hữu về số lượng đối với mỗi cá nhân. Vì thế sẽ có tình trạng một cá nhân, tổ chức sở hữu một lúc nhiều phương tiện xe cá nhân nhưng chỉ sử dụng một phương tiện tham gia giao thông song vẫn phải đóng phí tất cả phương tiện họ có là chưa công bằng.

Thứ hai: đối với phương tiện vận tải hàng hóa thì phương thức thu phí theo đầu phương tiện lại càng chứng minh tính chưa công bằng giữa những người nộp phí. Cụ thể là mỗi doanh nghiệp tùy theo điều kiện thực tế vận chuyển (chưa kể những rủi ro khác như xe hư hỏng phải nằm lại để sửa chữa, xe bị tai nạn bị tạm giữ, xe vận chuyển nội bộ trong cảng, khu công nghiệp…) nên có lúc không tham gia sử dụng đường bộ nhưng vẫn phải nộp phí do thu phí “hằng năm”. Đó là điều vô lý và không công bằng.

Thứ ba: đối với nhóm xe đầu kéo kéo xơmi rơmooc, nghị định quy định vừa đánh phí trên cả đầu phương tiện là “máy kéo” vừa đánh trên “rơmooc, xơmi rơmooc được kéo bởi ôtô, máy kéo” là càng vô lý. Bởi vì bản thân xơmi rơmooc là thiết bị cơ khí đơn giản, không gắn động cơ, không thể tự hành được. Do đó, nghị định tách thành hai thiết bị riêng biệt để thu phí đối với loại xe tổ hợp chuyên dụng sẽ tạo gánh nặng về phí cho các doanh nghiệp vận tải.

* Theo ông, nếu nghị định này có hiệu lực sẽ tác động đối với doanh nghiệp vận tải ra sao?

– Tôi cho rằng nếu áp dụng mức phí đường bộ như đề xuất của Bộ Giao thông vận tải thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, trên một tuyến vận tải từ cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM) đi Cần Thơ, doanh nghiệp vận tải đang phải chịu chi phí cho cầu đường bộ lên đến 19%/tổng giá cước cho một chuyến hàng. Cùng với các chi phí khác như lãi suất vay ngân hàng, dầu, vỏ lốp… quá cao thì gần như nhiều doanh nghiệp vận tải đang kinh doanh không có lợi nhuận.

Việc Nhà nước áp dụng phương thức thu phí trên đầu xe theo kỳ đăng kiểm (hoặc là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm… tùy theo đời xe cũ hay mới) thì chẳng khác nào dồn doanh nghiệp vào chân tường. Nghĩa là phải đi vay và trả lãi hai lần cho phương tiện hoạt động. Nếu doanh nghiệp chỉ cần có 10 xe đầu kéo với thời hạn đăng kiểm là 1 năm/lần thì phải đóng một lúc cho Nhà nước số tiền khoảng 19,56 triệu đồng/năm cho quỹ bảo trì đường bộ, chưa kể phí của xơmi rơmooc.

Nên chăng Nhà nước áp dụng cách thu phí hằng tháng đối với từng loại phương tiện. Tháng nào phương tiện không hoạt động, không tham gia giao thông đường bộ thì không phải nộp phí bảo trì đường cho Nhà nước.

* Như vậy, ý của hiệp hội ra sao?

– Để bảo đảm tính công bằng trong việc thu phí, chúng tôi kiến nghị nên cho thu phí quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu. Theo đó, người nào sử dụng đường bộ nhiều, tiêu hao nhiên liệu nhiều thì đóng phí nhiều; cách thu đơn giản, hạn chế được tình trạng thất thu cho Nhà nước. Riêng các đối tượng có sử dụng xăng dầu nhưng không tham gia sử dụng đường bộ, tôi cho rằng Bộ Tài chính có đủ khả năng và kinh nghiệm để thực hiện các thủ tục hoàn phí cho các đối tượng này.

Theo Ngọc Ẩn thực hiện (Tuổi Trẻ)

Ls Thái Văn Chung: UBER và GRABTAXI kinh doanh Taxi trái phép

“Mô hình kinh doanh taxi của Uber và Grabtaxi thời gian qua thực chất trá hình, không tuân thủ pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh và rất dễ bị tội phạm lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội”. Đó là nhận định của luật sư Thái Văn Chung (ảnh), Giám đốc Hãng luật Nguyên Giáp, khi trao đổi với ĐTTC.

PHÓNG VIÊN: – Từ đầu năm 2014 đến nay Công ty Uber, Công ty GrapTaxi tận dụng xe nhàn rỗi (9 chỗ ngồi trở xuống) của các cá nhân, tổ chức để kinh doanh vận tải hành khách dạng taxi nên dư luận đã có những nhận định trái chiều. Với tư cách là luật sư, theo ông Uber và GrapTaxi có đáp ứng được các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi?

Luật sư THÁI VĂN CHUNG: – Công ty Uber có trụ sở tại Hà Lan, còn Uber Việt Nam là đơn vị kinh doanh về công nghệ, cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý tiếp thị, nghiên cứu thị trường… nên không được cấp phép kinh doanh vận tải nói chung và vận tải hành khách bằng taxi nói riêng tại Việt Nam theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 86/2013/NĐ-CP ngày 10-9-2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, cũng như Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7-11-2014 về tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Với Công ty Grabtaxi có đăng ký kinh doanh vận tải hành khách tại TPHCM vào tháng 2-2014. Tuy nhiên, sau đó ngoài việc hoạt động taxi theo giấy phép Grabtaxi cũng thông qua phần mềm của mình để hoạt động vận tải hành khách dưới dạng “taxi trá hình” thông qua sản phẩm có tên là GrabCar (Grab giá rẻ).

Như vậy có thể khẳng định Công ty Uber và Công ty GrapTaxi thông qua phần mềm của mình kết nối, huy động xe nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức để hoạt động vận chuyển hành khách bằng taxi là hoàn toàn trái phép, không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh vận tải bằng taxi theo quy định của pháp luật.

– Nhưng Tổng giám đốc GrapTaxi có trả lời trên báo chí GrabCar đã chính thức được Chính phủ chấp thuận cho hoạt động tại Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh và TPHCM?

– Tôi khẳng định GrapTaxi trả lời như trên là hoàn toàn không đúng sự thật, vì Chính phủ chưa có văn bản nào chấp thuận cho GrabCar hoạt động tại Việt Nam nói chung và tại 5 địa phương trên nói riêng. Thưc ra ngày 19-10-2015, Chính phủ có Văn bản 1850/TTg-KTN gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) với nội dung đồng ý giao “Bộ GTVT thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng tại 5 tỉnh thành nói trên”.

Văn bản này xác định tất cả các loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng, kể cả taxi đang hoạt động đúng pháp luật, được triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách, chứ không chấp thuận riêng cho Uber hay GrabCar thí điểm.

– Khách hàng đi xe của Uber và GrapCar (không phải GrapTaxi) có nhận xét là tiện lợi, rẻ… đồng thời mang lại lợi ích cho lái xe, chủ xe nhàn rỗi. Ông bình luận thế nào về những nhận xét nói trên?

Taxi trá hình giả dạng taxi kinh doanh chính hãng, như không lắp đặt bảng hiệu taxi, không có phù hiệu xe taxi, không lắp đồng hồ tính cước, không kê khai giá cước, không ghi tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải, không lắp thiết bị giám sát hành trình, không ký hợp đồng và đóng bảo hiểm cho người lái xe…

– Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý vận tải hành khách nói chung và vận tải taxi nói riêng là xu thế tất yếu của thế giới cũng như Việt Nam. Mục đích của việc ứng dụng này để nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ yêu cầu đi lại của hành khách ngày càng tốt hơn.

Chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận giao Bộ GTVT cho các DN thí điểm, trong đó có Uber và GrapCar (của GrapTaxi) chưa được phép vận chuyển hành khách bằng taxi (không đủ điều kiện kinh doanh, không đầu tư xe, không đóng phí…).

Tuy nhiên, 2 đơn vị này tận dụng xe nhàn rỗi để hoạt động taxi là trái phép, đồng thời áp dụng các “chiêu trò” như khuyến mại “siêu giảm giá”, “siêu rẻ”, “trợ giá” cho lái xe và chủ xe; chi hoa hồng cho lái xe, chủ xe và người giới thiệu… là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích của họ là chiếm lĩnh toàn bộ thị trường vận chuyển hành khách bằng taxi tại Việt Nam, từng bước đẩy các DN taxi chính thống đang hoạt động kinh doanh đúng pháp luật mất dần thị phần và cuối cùng là phá sản.

Đối với người tiêu dùng đúng là có lợi. Song khi các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng đang hoạt động kinh doanh trái phép, quyền và lợi ích hợp pháp của lái xe, chủ xe và người đi xe không được bảo đảm; đáng chú ý loại “taxi trá hình” này dễ bị bọn tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản… của hành khách; nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự của các địa phương và cả nước.

– Ông có thể nói rõ hơn về vần đề này?

– Tôi lấy thí dụ: giả sử bọn tội phạm sử dụng xe cá nhân với biển số giả rồi đăng ký tải phần mềm kết nối của Grabtaxi hoặc Uber, sau đó theo dõi lừa đón khách hàng có nhu cầu vận chuyển. Khi khách hàng lên xe chúng khóa cửa lại, sử dụng vũ lực để khống chế nạn nhân, đưa xe đến địa điểm vắng người để thực hiện hành vi hiếp dâm, cướp tài sản… thì quyền lợi hợp pháp của khách hàng đó được giải quyết như thế nào? Cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này?

Thực tế gần 2 năm qua, Công ty Uber đã thông qua phần mềm của mình điều hành toàn bộ hoạt động “taxi trá hình” bằng các hình thức được gọi là “Điều khoản về đối tác”, “Điều khoản sử dụng”, “Thỏa thuận về hợp tác và hỗ trợ” giữa Uber với các chủ xe, lái xe, các doanh nghiệp, người sử dụng…

Tất cả nội dung của điều khoản thỏa thuận mà Uber soạn thảo, ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam đều ghi “…các điều khoản được điều chỉnh và hiểu theo pháp luật Hà Lan…, khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại sẽ được đệ trình và xử lý tại tòa án có thẩm quyền tại Amsterdam, Hà Lan…”. Như vậy, Công ty Uber đẩy tất cả trách nhiệm và toàn bộ rủi ro cho các tổ chức, cá nhân “hợp tác” với Uber.

– Vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng taxi nói riêng thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, Công ty Uber và GrapCar không đáp ứng được các điều kiện do Nhà nước quy định thì không được phép hoạt động.– Theo ông các cơ quan quản lý nhà nước cần phải giải quyết vấn đề Uber, GrabCar như thế nào?

Theo tôi được biết, chỉ tính từ 23-7-2015 đến 30-10-2015 (hơn 3 tháng), các cơ quan chức năng tại TPHCM đã phát hiện, lập biên bản và xử phạt 183 xe của Công ty Grabtaxi hoạt động “taxi trá hình”, trong đó có 15 xe bị xử phạt lần thứ 2, 1 xe bị xử phạt lần thứ 3; tiến hành xử phạt 187 xe của các tổ chức, cá nhân “hợp tác” với Công ty Uber, trong đó có 30 xe bị xử phạt lần thứ 2, 4 xe bị xử phạt lần thứ 3.

Như vậy, mặc dù Uber, GrabCar đã vi phạm nghiêm trọng nhiều quy định của pháp luật, cũng đã bị xử phạt rất nhiều, nhưng hoạt động “taxi trá hình” của họ vẫn diễn biến phức tạp, mức độ ngày càng tăng. Vì vậy Hiệp hội Taxi TPHCM kiến nghị Chính phủ cấm 2 công ty này hoạt động “taxi trá hình” là hoàn toàn đúng pháp luật.

– Xin cảm ơn ông. 

MINH TUẤN (thực hiện)

Tháng đầu năm, doanh nghiệp ‘chết’ nhiều hơn thành lập mới

Trong tháng đầu năm 2017, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 13.290, lớn hơn so với số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 8.990. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2017, cả nước có 8.990 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 90.300 tỷ đồng, tăng 8,1% về số doanh nghiệp và tăng 52,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong tháng 1 lên đến gần 13.290, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 6.822 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 31,7%) và 6.467 đơn vị tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể (giảm 11,1%). Như vậy, trong tháng 1/2017, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cao hơn khoảng 4.300 so với số thành lập mới.

Số doanh nghiệp thành lập mới và tạm ngừng hoạt động trong tháng đầu năm 2017
Số doanh nghiệp thành lập mới và tạm ngừng hoạt động trong tháng đầu năm 2017

Mặc dù vậy, theo cơ quan thống kê, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của hầu hết ngành đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành giảm mạnh như nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 54,3%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 38,4%; khai khoáng giảm 37,5%; vận tải, kho bãi giảm 30,8%; xây dựng giảm 28,3%… Trong khi đó, số đăng ký thành lập mới trong tháng 1 ở phần lớn các ngành, lĩnh vực cũng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành tăng mạnh cả về số doanh nghiệp và số vốn đăng ký như nghệ thuật, vui chơi giải trí; khai khoáng; dịch vụ việc làm – du lịch; kinh doanh bất động sản; tài chính ngân hàng; bảo hiểm….

“Cơm không lành, canh không ngọt” sau 20 năm hợp tác, Mai Linh chia tay Đông Đô và hủy đầu số 043.861.61.61

Theo tìm hiểu, từ năm 1998, Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc và Công ty Cổ phần Mai Linh Đông Đô (gọi tắt là Đông Đô) đã ký hợp đồng Hợp tác kinh doanh. Kể từ đó, Đông Đô được sử dụng chung các đầu số tổng đài và các chỉ số nhận diện thương hiệu khác của Mai Linh để kinh doanh vận tải hành khách bằng Taxi, 2 bên sử dụng chung tổng đài với 2 đầu số là 043.833.3333 và 043.861.61.61.

Mai Linh chia tay Đông Đô và hủy đầu số 043.861.61.61
Mai Linh chia tay Đông Đô và hủy đầu số 043.861.61.61

Tuy nhiên, từ tháng 7/2016, Hội đồng quản trị Mai Linh đã quyết định thực hiện lộ trình chia tách taxi Đông Đô ra khỏi hệ thống Mai Linh. Theo đó, Taxi Đông Đô sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, Đông Đô sẽ có màu sơn, logo, decan khác không giống taxi Mai Linh. Khi Mai Linh và Đông Đô chia tách thì việc sử dụng chung đầu số tổng đài không còn phù hợp. Theo thỏa thuận giữa hai bên, công việc đầu tiên là chia tách đầu số tổng đài sẽ kết thúc vào ngày 30/12/2016. Mặc dù vậy, để thuận tiện cho lộ trình chia tách, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Mai Linh cũng như của Đông Đô, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và anh em lái xe, HĐQT Tập đoàn Mai Linh đã thống nhất tiến hành từng bước, giãn thời gian hoàn thành lộ trình chia tách vào ngày 30/3/2017. Tập đoàn Mai Linh là đơn vị sở hữu bộ nhận diện thương hiệu Mai Linh. Từ năm 2007, Mai Linh Group đã cho Mai Linh miền Bắc thuê, trực tiếp kinh doanh trên các nhãn hiệu có tên Mai Linh. Từ đầu năm 2008, Mai Linh miền Bắc được quyền thay mặt Mai Linh Group ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư để kinh doanh dịch vụ vận tải và thu phí nhãn hiệu. Tuy nhiên, Mai Linh Group cho rằng họ không hề cho phép Mai Linh Đông Đô được quyền ký hợp đồng với các đơn vị thành viên cho thuê lại nhãn hiệu Mai Linh để kinh doanh dịch vụ vận tải. Cũng theo lãnh đạo của Mai Linh Miền Bắc, “Việc Mai Linh Đông Đô cho bên thứ 3 là nhà đầu tư hoặc lái xe sử dụng nhãn hiệu Mai Linh để kinh doanh là không có căn cứ pháp luật. Mai Linh Đông Đô phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả đối với việc làm này của mình”. Vì vậy, việc chia tách Mai Linh Đông Đô ra khỏi hệ thống Mai Linh đã được lên lộ trình, bắt đầu từ tháng 7/2016. Ông Hồ Huy, Chủ tịch Mai Linh Group từng khẳng định, việc tách Đông Đô là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc hợp tác kinh doanh giữa Mai Linh và Đông Đô vẫn có thể tiếp tục, nếu như ban lãnh đạo Đông Đô chủ động nhìn nhận những sai lầm, thiếu sót trong quá trình hợp tác kinh doanh thời gian qua, đồng thời có những động thái tích cực để hội đồng quản trị Mai Linh Group tin tưởng thiện chí cùng hợp tác. Trong thông báo về việc thay đổi đầu số tổng đài, Mai Linh Miền Bắc khẳng định, nếu sau thời điểm này ai mạo danh Mai Linh sử dụng đầu số 043.861.61.61 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc tách taxi Đông Đô ra khỏi Mai Linh Miền Bắc từng khiến nhiều tài xế bất ngờ. Hồi đầu tháng 12/2016, hàng trăm tài xế đã kéo lên trụ sở Mai Linh Miền Bắc để phản đối việc tách Đông Đô khỏi Mai Linh.

Gắn máy đo độ cồn: Tốn kém, khó khả thi

Nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp cho rằng việc gắn thiết bị đo nồng độ cồn giúp hạn chế “ma men” lái xe nhưng gây khó khăn rất lớn về tài chính cho các doanh nghiệp Nhằm giảm tai nạn giao thông (TNGT) do tài xế uống bia rượu gây ra, Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC67), Công an TP Hà Nội vừa đề xuất gắn thiết bị đo nồng độ cồn trong các ô tô hoạt động kinh doanh vận tải hành khách. Quản lý trực tiếp tài xế Cụ thể, theo ý tưởng của PC67, ngoài việc gắn thiết bị giám sát hành trình còn phải gắn thêm máy đo nồng độ cồn ngay trong các phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Trước khi điều khiển phương tiện, tài xế phải kiểm tra nồng độ cồn qua thiết bị này và kết quả kiểm tra được kết nối với trung tâm quản lý tài xế. Nếu hệ thống phát hiện tài xế sử dụng rượu bia vượt mức cho phép, trung tâm quản lý sẽ can thiệp để ô tô không thể nổ máy được. Liên quan đến vấn đề này, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó PC67 – Công an TP Hà Nội, cho biết dù đã có quy định, chế tài xử phạt với hành vi điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép nhưng thực tế vẫn có nhiều vụ TNGT liên quan đến việc sử dụng rượu bia. “Nhiều người tham gia giao thông tự cho rằng đủ khả năng điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia nhưng thực tế thì khác, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao, hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, việc gắn thiết bị đo nồng độ cồn trong phương tiện thể hiện sự văn minh và dễ dàng trong việc quản lý tài xế” – ông Hùng giải thích. Bên cạnh đề xuất lắp thiết bị đo nồng độ cồn trên ô tô, PC67 dự tính sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét cho phép trông giữ phương tiện một hàng trên một số tuyến phố trong khu vực nội đô. Bên cạnh đó, PC67 sẽ kiến nghị xây dựng hệ thống điểm đối với các tài xế. Cụ thể, tài xế khi được cấp giấy phép lái xe sẽ có 10 điểm trong “tài khoản”, trong quá trình hoạt động, nếu vi phạm luật giao thông sẽ bị trừ dần và khi hết điểm, tài xế buộc phải thi lại như lần đầu đi thi.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông
CSGT kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông

Doanh nghiệp vận tải “kêu” tốn kém Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (viết tắt là Hiệp hội), cho biết về quan điểm, Hiệp hội ủng hộ việc xử lý các tài xế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. “Tuy nhiên, những đề xuất này phải được thực hiện trên tinh thần không làm phát sinh tốn kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải (DNVT)” – ông Thanh nhấn mạnh. Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng đề nghị này cần nghiên cứu kỹ bởi liên quan đến hàng vạn tài xế và các DNVT. “Thời gian qua, các DNVT đã đầu tư nhiều thứ nên đề nghị này cần xem xét phù hợp với tình hình tài chính, quản lý của DN. Nếu có áp dụng thì cũng nên để sau năm 2020” – ông Liên nói. Theo ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng), nếu nhà nước đầu tư thiết bị đo nồng độ cồn thì không vấn đề gì vì việc này có lợi cho DN. “Tuy nhiên, nếu DN phải tự đầu tư thiết bị thì sẽ gặp khó khăn rất lớn về tài chính và khó khả thi. Ngoài ra, hiện chế tài xử phạt nồng độ cồn rất nặng, DN cũng có các biện pháp quản lý phù hợp đối với tài xế trong việc sử dụng bia rượu nên việc lắp thiết bị có thể mang lại hiệu quả không lớn” – ông Hải nói. Một DNVT hành khách tại Hà Nội cũng cho rằng mỗi DN có quy định, chế tài riêng với tài xế của mình trong việc sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc. “Nếu CSGT Hà Nội đề nghị lắp máy đo đồng độ cồn trên xe, điều đó dẫn đến việc DN sẽ phải gánh thêm chi phí nhưng hiệu quả không lớn” – vị này nói.

Ls Thái Văn Chung: Doanh nghiệp khốn đốn vì TAND quận Thủ Đức “ngâm án”

Trao đổi việc ông Nguyễn Hữu Diệu thắc mắc “việc tranh chấp (nếu có) phải được giải quyết bằng trọng tài chứ không phải tòa án”, luật sư Thái Văn Chung – Trưởng Văn phòng Luật Nguyên Giáp (thuộc Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh) cho biết: “Trong hợp đồng thương mại, kinh tế nếu hai bên có thỏa thuận về điều khoản chọn Trọng tài thương mại là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Trường THPT Thủ Đức bị nhà thầu thi công khởi kiện vì “chây ì” trả nợ tiền xây dựng trường. TAND quận Thủ Đức (TP. HCM) nhận thụ lý hồ sơ nhưng lại đem “ngâm án” hơn 2 năm không đưa ra xét xử, làm doanh nghiệp và các cơ quan chức năng lao đao.

Theo thông tin, dự án đầu tư sửa chữa và xây dựng mới một số phòng học trường THPT Thủ Đức ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM, được Sở Xây dựng TP HCM phê duyệt theo quyết định số 65/QĐ-SXD-KHĐT, ngày 27/05/2009.
Tổng kinh phí đầu tư được làm tròn là 36.587.452.000 đồng, lấy từ ngân sách thành phố và giao trực tiếp cho trường THPT Thủ Đức làm chủ đầu tư dự án.
Nhà thầu xây dựng (Liên danh Công ty TNHH xây dựng Quang Đức và Công ty cơ khí xây dựng dịch vụ Linh Trung trúng thầu) thực hiện thi công và hoàn thành công việc của mình.

Trường THPT Thủ Đức
Ngày 19/5/2012, công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng, các em học sinh có phòng mới, trường mới để học tập. Công trình được các đơn vị tư vấn QLDA, tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát thi công kiểm tra đồng ý khối lượng công việc và ký xác nhận vào hồ sơ hoàn công.
Tuy nhiên, đến nay, đã hơn 3 năm, công trình vẫn chưa thể hoàn công bởi đại diện chủ đầu tư (Tức Hiệu trưởng trường THPT Thủ Đức) không chịu ký vào hồ sơ thanh quyết toán, buộc đơn vị thi công phải gửi đơn kiện đến Tòa án.
Được biết, tháng 8 năm 2013, đơn vị thi công nộp đơn khởi kiện và được Tòa án nhân dân quận Thủ Đức tiếp nhận hồ sơ. Trong quá trình giải quyết, Tòa án nhiều lần mời các đơn vị và cá nhân liên quan gặp nhau, trao đổi, bổ sung hồ sơ cũng như ủy quyền cho đơn vị kiểm toán độc lập kiểm tra về số liệu thực tế.
Vậy nhưng, ông Nguyễn Hữu Diệu – Hiệu trưởng trường THPT Thủ Đức (Đại diện chủ đầu tư) vẫn không hợp tác với tòa án, bởi lý do, như ông trao đổi với chúng tôi “Theo điều khoản trong hợp đồng, việc tranh chấp (nếu có) phải được giải quyết bằng trọng tài chứ không phải tòa án. Còn nếu Tòa án Thủ Đức muốn giải quyết thì phải đưa ra quyết định chứng minh đủ thẩm quyền.”
“Ngâm án”
Ý kiến của chủ đầu tư là thế, nhưng không hiểu sao, để sự việc kéo dài đến ngày 25 tháng 3 năm 2015, tức là hơn 20 tháng kể từ ngày nhận đơn kiện, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức mới có giải đáp thắc mắc của ông Nguyễn Hữu Diệu, đại diện chủ đầu tư bằng quyết định giải quyết khiếu nại số 13/TATĐ với nội dung: “Theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng số 32/2010/HĐTC ngày 26/3/2010, đôi bên lựa chọn “tranh chấp phải được giải quyết xong theo các quy tắc trọng tài của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam”.

Ý kiến của chủ đầu tư là thế, nhưng không hiểu sao, để sự việc kéo dài đến ngày 25 tháng 3 năm 2015, tức là hơn 20 tháng kể từ ngày nhận đơn kiện, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức mới có giải đáp thắc mắc của ông Nguyễn Hữu Diệu, đại diện chủ đầu tư bằng quyết định giải quyết khiếu nại số 13/TATĐ.
Tuy nhiên, việc các bên thỏa thuận Trọng tài giải quyết như trên là không cụ thể, vì trên thực tế không có tổ chức Trọng tài nào có tên như các bên đã lựa chọn”. “Như vậy Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thụ lý vụ án là đúng quy định”.
“Sự “chây ì” trả nợ của ông Diệu và chậm trễ giải quyết của Tòa án Thủ Đức, làm doanh nghiệp chúng tôi lao đao, ngưng hoạt động trong mấy năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống công nhân lao động” – ông Trần Quang Bá, Đại diện nhà thầu thi công cho biết.
Liên hệ với cơ quan quản lý liên quan, chúng tôi được đại diện Sở Xây dựng cũng như Sở Giáo dục & Đào tạo có chung câu trả lời, “Lãnh đạo thành phố chỉ đạo giải quyết triệt để sự việc. Hiện nay, chúng tôi đang chờ kết quả cuối cùng của Tòa án để xử lý”.
Trao đổi việc ông Nguyễn Hữu Diệu thắc mắc “việc tranh chấp (nếu có) phải được giải quyết bằng trọng tài chứ không phải tòa án”, luật sư Thái Văn Chung – Trưởng Văn phòng Luật Nguyên Giáp (thuộc Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh) cho biết: “Trong hợp đồng thương mại, kinh tế nếu hai bên có thỏa thuận về điều khoản chọn Trọng tài thương mại là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và điều khoản này rõ ràng, cụ thể không bị vô hiệu thì một bên có quyền yêu cầu cơ quan Trọng tài thương mại giải quyết khi có tranh chấp là đúng quy định, trong trường hợp này đương nhiên tòa án không can thiệp được, nhưng theo vụ việc này điều khoản trọng tài không rõ ràng, nên thỏa thuận đó là vô hiệu, tòa án giải quyết là đúng chức năng”.

luật sư thái văn chung
Luật sư thái văn chung

Còn về thời gian giải quyết vụ án, LS Chung cho hay: “Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 179 quy định về Thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 (tranh chấp trong vụ án này thuộc quy định tại Điều 25) của Bộ luật dân sự thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời hạn để đưa vụ án dân sự ra xét xử tối đa là 6 tháng kể từ ngày tòa án thụ lý. Trong vụ việc này tòa đã thụ lý hơn 01 năm nhưng chưa đưa vụ án ra xét xử là có dấu hiệu vi phạm quy định của Bộ luật tố tụng dân sự như đã nói trên. Trong trường hợp quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định nói trên thì đương sự có quyền viết đơn khiếu nại gửi đến Chánh án Tòa án nơi đang thụ lý giải quyết vụ án để yêu cầu xem xét giải quyết đúng theo quy định của pháp luật”.

LG. Hoàng Quang Hưng

T: 0903 116 439

Địa chỉ: Số 70/1E1, Đường 109, Khu phố 5, phường Phước Long b, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh


Trình độ, Năng lực

Cử nhân Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Kinh nghiệm chuyên môn

– Chuyên tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục tập huấn cho lái xe, người điều hành vận tải theo quy định của pháp luật

– Làm giấy phép Kinh Doanh Vận Tải, Phù Hiệu xe, các giấy phép liên quan đến vận tải hàng hóa đường bộ và lĩnh vực liên quan.

Lĩnh vực phụ trách

– Làm giấy phép Kinh Doanh Vận Tải, Phù Hiệu xe, các giấy phép liên quan đến vận tải hàng hóa đường bộ,

– Làm giấy phép kinh doanh, thành lập doanh nghiệp

– Tư vấn pháp luật Giao thông vận tải

Ths, Ls Nguyễn Văn Sáng

Chức danh

Phó giám đốc phụ trách chuyên môn

Kinh nghiệm làm việc

–      Luật sư Sáng nguyên là Trưởng phòng 1A (Kinh tế và Trật tự xã hội) Viện kiểm sát nhân dân Tp.Hồ Chí Minh; Luật sư Sáng đã có kinh nghiệm trực tiếp kiểm sát thông qua các vụ án Tăng Minh Phụng, Năm Cam…; Tư vấn cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn, Tham gia tư vấn, giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp phức tạp khác

–      Trực tiếp tham gia thu hồi công nợ thành công cho Công ty Cổ phần bất động sản Minh Hoàng Lê trong vụ tranh chấp với ông Huỳnh Khắc Nhu, Huỳnh Hoàng Nhu Tuấn với khoản tiền gần 100 tỷ đồng

Ths,Ls Thái Văn Chung

T:  090 789 6009
Giám đốc Hãng Luật Nguyên Giáp

Thạc sĩ, Luật sư Thái Văn Chung

Địa chỉ: Số 70/1E1, Đường 109, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh


Trình độ, năng lực

Thạc sĩ, Luật sư

Chức danh

Giám đốc

Kinh nghiệm làm việc

–       Nguyên là Tổng thư ký, Phó Chủ tịch phụ trách pháp lý cho Hiệp hội vận tải hàng hóa Tp.Hồ Chí Minh

–       Luật sư Chung đã tham gia giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp pháp lý trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, dân sự; tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự…Điển hình như việc: Bào chữa cho Phạm Hoàng Giang, Phạm Văn Báu trong vụ đại án “Buôn lậu xăng dầu” xảy ra tại Tổng Công ty xăng dầu Đồng Tháp xét xử trong 2015; Tham gia vụ đại án “Dương Thanh Cường cùng các đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Agribank-Chi nhánh 6” xét xử trong 2015 vừa qua

–       Luật sư Chung phối hợp với Đỗ Vũ Huy chỉ đạo điều hành xử lí thu hồi nợi cho nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố; chỉ đạo việc thu hồi toàn bộ các khoản nợ còn tồn đọng tại các Đại lý, Nhà Phân Phối trên toàn quốc nhằm xác định giá trị một phần vốn trong quá trịnh sáp nhập với ICI cho Công ty Akzo Nobel